Cơ sở nghiên cứu và hậu kỳ nghiên cứu Hồng_học

Theo như nhà Hồng học Lương Quy Trí nhận định thì Hồng học được chia làm hai bộ phận là Cơ sở nghiên cứu và Hậu kỳ nghiên cứu.

Cơ sở nghiên cứu bao gồm:

  • Tào học: nghiên cứu lịch sử gia đình và cuộc đời của Tào Tuyết Cần, mối quan hệ giữa tiểu thuyết và gia đình họ Tào.
  • Văn bản học: nghiên cứu các bản Chi Nghiễn Trai trùng bình Thạch đầu ký và bản Trình Cao, căn cứ vào các bản này cố gắng tiếp cận với bản gốc của tác phẩm.
  • Chi học: nghiên cứu về Chi Nghiễn Trai. Do Chi Nghiễn Trai chủ nhân được khẳng định là thân hữu của Tào Tuyết Cần, nên thông qua các lời phê bình cũng như tình tiết trong 80 hồi Thạch đầu ký có thể khám phá cuộc đời thực của Tào Tuyết Cần.
  • Thám dật học: căn cứ nội dung 80 hồi đầu, khảo sát nội dung 28 hồi sau (theo như Chu Nhữ Xương khảo chứng thì Hồng lâu mộng nguyên bản có 108 hồi).

Hậu kỳ nghiên cứu được phát triển dựa trên Cơ sở nghiên cứu, các tác phẩm nổi tiếng là Hồng lâu nghệ thuật và Hồng lâu dữ Trung Hoa văn hoá của Chu Nhữ Xương. Gần đây nhà Hồng học Lưu Tâm Vũ qua hơn 10 năm nghiên cứu đã đề xuất sáng lập Tần học (tức khoa học chuyên nghiên cứu về Tần Khả Khanh), dựa vào nhân vật Tần Khả Khanh để nghiên cứu Hồng lâu mộng.